Vậy là bạn chọn đọc bài này, vì bạn đã quá mệt mỏi vì 100 vụ cãi nhau, tranh giành, thậm chí đánh nhau giữa những đứa trẻ mỗi ngày. Vừa chơi vui vẻ với nhau mà ngoảnh đi ngoảnh lại, chị đã dúi em ngã nhào, em miệng lu loa, tay giật tóc chị. Bạn lại phải chen vào, cố gắng phân xử công minh nhưng cuộc chiến luôn kết thúc với một trong hai phía hằm hằm/khóc lóc/giận dỗi. Có điều gì đó vẫn chưa ổn, nhưng bạn không biết phải xử lý thế nào mới êm thấm cả hai bên.
Bằng kinh nghiệm xương máu, tôi đã vỡ vạc ra rằng triệt tiêu mọi mâu thuẫn giữa các con là điều không thể. Nhưng nếu xử lý đúng cách, những cuộc cãi vã sẽ là cơ hội để dạy con cách giải quyết mâu thuẫn, nền tảng cho những mối quan hệ tích cực và bền chặt.
Tại sao các con nhất định phải cãi nhau?
Liệu có phải các con cố tình gây khó dễ cho bố mẹ? Câu trả lời là không, vì mâu thuẫn là điều tất yếu của bất kỳ mối quan hệ nào, dù giữa người lớn hay trẻ nhỏ.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, với những nhu cầu, quan điểm, nhận thức riêng. Khi tương tác với nhau trong một mối quan hệ, sự khác biệt tất yếu sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn.
Mâu thuẫn không xấu. Nó là điều cần thiết trong một mối quan hệ, bởi nó chỉ nảy sinh khi hai bên tương tác và kết nối đủ gần, đủ sâu. Nếu được xử lý đúng cách, mâu thuẫn sẽ khiến cho hai người kết nối sâu sắc hơn, hiểu rõ nhau hơn và có mối quan hệ bền chặt hơn.
Em Bia 2 tuổi rất hay giằng đồ chơi của chị Lạc, bất kể chị đang chơi cái gì. Một lần, chị đang đọc sách cá heo thì Bia chạy tới giằng lấy. Sau vài lần được mẹ hướng dẫn, Lạc thản nhiên lấy cuốn sách khác và vui vẻ nói: “Ôi Bia ơi, chị có sách sư tử này, sư tử gầm grrr grrr này, Bia có muốn đổi cho chị không?”. Tất nhiên là Bia đổi ngay!
Có lẽ phải cảm ơn những lần tranh giành, cãi vã trước đó, bởi chính những trải nghiệm đó giúp chị Lạc hiểu em Bia hơn, học cách đàm phán, xử lý mâu thuẫn với em thật ôn hòa.
Còn em Bia thì sao? Tuy còn nhỏ nhưng qua những lần xung đột, em cũng hiểu giới hạn của mình, biết rằng chị sẽ không vui khi em giật món đồ chơi của chị. Em cũng tin tưởng hơn vào chị, chịu nghe chị hơn khi chị không “xù lông xù cánh” mà nhẹ nhàng đàm phán với em.
Làm gì để các con ít mâu thuẫn với nhau hơn
Ghi nhớ số 1: Dừng ngay việc gắn mác các con
Chúng ta sống trong một xã hội mà mỗi người đều có thói quen phân loại và gắn mác cho người khác. Một người nhuộm tóc tím, gẩy light đỏ sẽ bị gọi là “ăn chơi”, một người mặc kín đáo thì được cho là “có phẩm hạnh”. Chúng ta làm thế với cả những đứa trẻ. Một em bé có nhu cầu ăn ít sẽ bị gọi là “lười ăn”. Một em bé hay khóc nhè sẽ bị gọi là “hư đốn”.
Sự gắn mác này chính là một nguyên nhân làm gia tăng cạnh tranh giữa các trẻ, bởi thực chất nó là so sánh ngầm. Bạn gọi một đứa trẻ là hư thì con sẽ ngầm hiểu anh chị của mình ngoan hơn. Và sự ghen tị – mầm mống của những cuộc cãi vã – sẽ bắt đầu từ đó.
Thay vì gắn mác cho con, hãy tôn trọng đặc điểm của từng trẻ và chỉ tập trung khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ của con. Một em bé học không giỏi lắm vẫn có thể tự hào vì sự cố gắng bên bàn học mỗi ngày. Một em bé kén ăn có thể tự tin vào khẩu vị (và cân nặng) của mình.
Khi đó, các con không phải tranh giành, kèn cựa nhau để có được sự công nhận của bố mẹ nữa, và dễ dàng yêu thương bao dung cho nhau hơn.
Ghi nhớ số 2: Dành sự chú ý TÍCH CỰC cho từng trẻ
Nhiều khi, các con tranh cãi nhau, đánh nhau chỉ để có được sự chú ý của bố mẹ. Những đứa trẻ rất cần tương tác với bố mẹ, cần được bố mẹ quan tâm. Thậm chí với trẻ, sự quan tâm theo chiều hướng tiêu cực (quát mắng) còn hơn là không được bố mẹ chú ý đến.
Trước khi con có hành vi tiêu cực để gây chú ý, bạn hãy đáp ứng nhu cầu này bằng cách dành cho mỗi trẻ một khoảng thời gian tương tác 1:1 mỗi ngày. Thời gian đó phải là thời gian bạn đặc biệt mà sắp xếp để chơi với từng trẻ. Bạn có rất ít thời gian? Không sao cả. Sẽ vẫn là đủ nếu bạn dành trọn vẹn chú tâm cho con dù chỉ trong 10 phút, và trong 10 phút ấy con được quyết định sẽ làm gì.
Một chuyến đi dạo ngắn quanh khu phố?
10 phút đọc sách cho con trước khi ngủ?
Cùng nhau vẽ một bức tranh?
Chơi đóng vai bác sĩ – bệnh nhân?
Gì cũng được, chỉ cần con có được khoảng thời gian riêng với bố mẹ, được bố mẹ dành trọn vẹn sự chú ý cho mình. Không điện thoại. Không tivi. Không công việc. Chỉ có con thôi.
Và đừng quên coi nó là một lịch trình quan trọng, cố định hằng ngày, mà bạn sẽ không bỏ qua dù bận đến đâu đi nữa. Hãy để con thấy bạn trân trọng việc này: “Hôm nay mẹ con mình đi dạo vui nhỉ. Mai chúng mình sẽ chơi trò gì tiếp theo?”
Bằng cách này, bạn sẽ đáp ứng nhu cầu kết nối về cảm xúc, để con cảm thấy được quan tâm một cách tích cực và không còn phải gây gổ với anh chị em để được quan tâm nữa.
Làm gì khi một cuộc chiến thực sự xảy ra?
Bước 1: Nhìn nhận & đồng cảm với cảm xúc tiêu cực của con
Cảm xúc tiêu cực (buồn, giận, thất vọng) không xấu và là tất yếu. Trước khi muốn các con hòa thuận với nhau, bạn cần phải đón nhận với những cảm giác ghét bỏ, bực tức của trẻ vào lúc xảy ra mâu thuẫn.
Người lớn chúng ta cũng vậy thôi, nếu cố gắng đóng lại chiếc van cảm xúc thì một lúc nào đó chúng sẽ nổ tung theo cách khác. Thay vì đè nén, hãy giúp con tìm cách “xả van” tích cực nhất có thể.
Khi Lạc hét lên:
“Bia! Trả búp bê cho chị ngay! Chị ghét Bia!”
Điều đầu tiên mà tôi muốn nói là:
“Đừng hét lên thế con, nói nhẹ nhàng thôi.”
Và câu nói đó không hề có tác dụng, thậm chí phản tác dụng.
Điều duy nhất mà tôi cần làm ngay lúc đó là nhìn nhận cảm xúc của con: Lạc đang vô cùng tức giận, và điều đó là hoàn toàn bình thường. Sẽ tốt hơn nếu tôi nói:
“Con đang rất bực mình với em. Con nói cho em biết là con đang giận.”
Thế còn khi con có những hành động như đánh đấm, thậm chí gọi em bằng những từ thiếu tôn trọng thì sao?
Đó mới là lúc chúng ta nên can thiệp và dừng ngày hành vi của con vì nó đã vượt quá giới hạn, với một thái độ cương quyết nhưng bình tĩnh:
“Con đang bực mình với em. Nhưng không được làm đau người khác/Không được gọi em như vậy. Con dùng lời để nói với em, và gọi tên em được không?”
Một cách khác để ghi nhận cảm xúc của con là bố mẹ diễn tả mong muốn của con:
“Con đang bực mình với em vì em lấy búp bê của con. Con muốn em trả lại búp bê cho con và không giành đồ chơi của con nữa, đúng không?”
Khi trẻ đang giận giữ, chúng sẽ không còn năng lượng để mà nghe những bài giảng đạo đức từ người lớn. Điều hiệu quả nhất lúc này là ghi nhận cảm xúc của con và đảm bảo không có hành vi vượt giới hạn mà thôi.
Bước 2: Dạy con cách xử lý mâu thuẫn
Khi một cuộc cãi vã xảy ra, đừng nghĩ bạn sẽ trở thành quan tòa xử kiện. Hãy nghĩ rằng bạn là huấn luyện viên, người dạy con cách xử lý cảm xúc của bản thân và giải quyết mâu thuẫn với người khác.
Để huấn luyện con giải quyết vấn đề, bạn có thể:
- Gợi ý cách để giải quyết tranh chấp, giống như mình đã gợi ý cho Lạc cách đổi đồ chơi khác cho em ở trên. Hoặc yêu cầu hai bạn phải nói chuyện với nhau để đàm phán, oẳn tù tì hay bốc thăm để chọn người được chơi trước, người phải chờ lượt sau.
- Đẩy hai phe về cùng hội cùng thuyền bằng cách tuyên bố: nếu cả hai không dừng việc tranh cãi để đàm phán với nhau thì sẽ cùng không đạt được lợi ích. Chẳng hạn như khi xem TV, Lạc muốn xem chương trình công chúa còn Bia lại muốn xem ô tô, tôi sẽ tuyên bố không ai được xem gì hết nếu hai bạn tiếp tục cãi nhau, không ai chịu chờ tới lượt.
- Dùng lời nói để thể hiện cảm xúc của mình. Thay vì gọi đối phương bằng những từ thô tục hay dùng bạo lực, thì bạn hướng dẫn con cách nói ra bằng lời: “Bia ơi, chị giận lắm đấy nhé. Chị đang chơi mà em lại giằng của chị như vậy, chị cảm thấy khó chịu lắm đấy.”
- Sau khi mọi chuyện đã được giải quyết, hãy tìm thời điểm để trò chuyện cùng con, nhìn lại tình huống và suy nghĩ về cách giải quyết tốt hơn. Với tôi, thời điểm thích hợp nhất là buổi tối khi chuẩn bị đi ngủ, mẹ con nằm ôm nhau và tôi sẽ hỏi: “Lần sau nếu hai con đều muốn chơi với cái xô cùng một lúc, thì chúng mình sẽ làm thế nào nhỉ?”
Khi nào thì nên phớt lờ?
Phớt lờ – tại sao không cơ chứ! Bằng cảm nhận của mình, bạn có thể đánh giá được sự việc đã tới mức nghiêm trọng cần can thiệp hay chưa. Nếu chưa, hãy thử lùi lại một bước và cho các con cơ hội tự giải quyết. Tất nhiên, bạn sẽ cần can thiệp nếu bắt đầu có dấu hiệu của bạo lực hoặc lời lẽ thiếu tôn trọng.
Một số mẹo cho bạn:
- Nếu các con đang cố gắng tự đàm phán, tranh luận: đây là dấu hiệu tốt, cho thấy con đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Bạn có thể đưa ra một vài lời nhận xét tích cực: “Mẹ rất vui vì con đang cố gắng giải quyết chuyện này với em.”
- Đưa gợi ý: “Giờ sẽ rút thăm để xem ai chơi trước nhé?” “Hay là Bia bế em búp bê còn Lạc bón cho em ăn nhé”
- Nhắc nhở nhẹ nhàng mà bố mẹ đặt ra. “Con nhớ là không được làm đau chị nhé”
Vài lời nhắn nhủ
Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng hãy kiên nhẫn cùng con qua giai đoạn này, khi con đang còn học cách để xử lý mâu thuẫn với anh chị em của mình. Đây là một kỹ năng phức tạp mà chính người lớn chúng ta còn gặp khó khăn. Nhưng đừng lo, hãy nắm vững những nguyên tắc trên đây, giữ tinh thần bình tĩnh và đồng cảm, những xung đột rồi sẽ giảm dần tới mức đáng kể.
Yêu thương,
I may need your help. I’ve been doing research on gate io recently, and I’ve tried a lot of different things. Later, I read your article, and I think your way of writing has given me some innovative ideas, thank you very much.
fenofibrate 160mg uk buy tricor 160mg generic buy fenofibrate 160mg online
order generic zaditor 1 mg order imipramine 25mg for sale order tofranil 25mg pills
cialis usa viagra next day cheap viagra for sale
precose 50mg generic repaglinide 2mg canada buy griseofulvin medication
minoxytop online order purchase tadalafil for sale buy ed pills uk
purchase aspirin sale buy imiquimod generic buy imiquad no prescription
buy generic dipyridamole over the counter buy dipyridamole 100mg pill buy generic pravastatin
melatonin 3mg drug norethindrone 5mg over the counter brand danocrine 100 mg
generic dydrogesterone 10 mg buy dydrogesterone without a prescription buy jardiance 25mg sale
fludrocortisone 100mcg price dulcolax 5 mg pill loperamide 2 mg generic
buy prasugrel 10 mg online cheap tolterodine 2mg over the counter cost tolterodine 1mg
monograph 600mg generic monograph ca cilostazol 100mg ca
ferrous 100mg us buy generic sotalol 40 mg buy cheap betapace
purchase mestinon sale order maxalt 5mg pills buy rizatriptan sale
vasotec 10mg cost doxazosin over the counter lactulose online order
buy betahistine for sale order haloperidol 10mg generic probenecid 500mg for sale
prilosec 20mg oral lopressor for sale buy metoprolol 100mg sale
buy premarin paypal viagra 50mg for sale order generic viagra 100mg
telmisartan over the counter telmisartan pills molnunat price
cenforce over the counter cenforce 100mg without prescription brand aralen 250mg
cialis 20mg without prescription order generic viagra cheap sildenafil online
cefdinir 300mg generic cost prevacid buy prevacid 30mg generic
order generic provigil 200mg deltasone 5mg for sale order prednisone for sale
order accutane 40mg pill buy cheap generic azithromycin zithromax cost
buy lipitor 10mg sale buy norvasc 10mg without prescription amlodipine over the counter
order azipro cheap neurontin online neurontin 600mg oral
roulette online free furosemide 40mg tablet buy furosemide 100mg online